Bình nóng lạnh không tự ngắt- nguy hiểm, cách xử lý

những cách xử lý bình nóng lạnh không tự ngắt

Nếu bạn thấy bình nóng lạnh không tự ngắt hoặc chúng mất nhiều thời gian để ngắt hơn so với thông thường, hãy đi kiểm tra sớm. Những bất tiện này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng, mà chúng còn tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ nguy hiểm.

Xem thêm:

những cách xử lý bình nóng lạnh không tự ngắt

Nguyên nhân bình nóng lạnh không tự ngắt?

Do hỏng rơ le cảm biến nhiệt

Bình nóng lạnh là loại máy giúp chuyển nước lạnh sang nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của con người. Chúng hoạt động dựa trên sự làm nóng của dây điện trở công suất lớn. 

Trong bình nóng lạnh có một bộ phận quan trọng được gọi là rơ le cảm biến nhiệt. Bộ phận này có công dụng bảo vệ thiết bị điện trong các trường hợp như dòng điện quá tải hoặc bị tăng lên đột ngột. Tác dụng của chúng chính là giúp thiết bị vận hành ổn định và bền bỉ hơn, giảm nguy cơ bình nóng lạnh hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Trường hợp nếu bình nóng lạnh không tự ngắt, rất có thể do rơ le cảm biến nhiệt độ của máy đã bị hỏng. Lúc này, nước trong bình dù đã đạt đến nhiệt độ nhất định nhưng do rơ le hỏng nên nước sẽ được đun sôi không ngừng nghỉ. Trong thời gian dài, nước sôi khiến áp lực trong bình nóng lạnh tăng dần. 

Hỏng thiết bị chống giật  ELCB

Một nguyên nhân khác của việc bình nóng lạnh không tự ngắt đến từ việc thiết bị chống giật ELCB đã bị hỏng. Đây là bộ phận không thể thiếu trong các loại bình nóng lạnh hiện nay. Chúng ngăn chặn hiện tượng điện bị rò rỉ ra bình nóng lạnh, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu ELCB bị hỏng, rất có thể đây là lý do khiến chiếc bình nóng lạnh nhà bạn không thể tự ngắt.

Bình nóng lạnh không tự ngắt có gây nguy hiểm không?

Vậy việc bình nóng lạnh không tự ngắt có khiến người sử dụng nguy hiểm hay không. Ta sẽ cùng phân tích và lý giải kỹ theo từng nguyên nhân đã đề cập ở trên.

Nguyên nhân rơ le cảm biến nhiệt hỏng

bình nóng lạnh không tự ngắt có sao không

Nếu nguyên nhân rơ le cảm biến nhiệt – một bộ phận giúp đo nhiệt độ nước trong bình và ngắt chúng khi đã đạt đủ nhiệt theo quy định bị hỏng, điều này sẽ khiến nước sôi liên tục. Khi áp lực vượt ngưỡng, van xả áp sẽ mở để giảm áp, tránh gây tai nạn nổ bình nóng lạnh.

Trường hợp nguy hiểm xảy ra nếu bình nóng lạnh của gia đình bạn lắp thiếu van một chiều, hoặc van gặp trục trặc. Lúc này áp lực trong bình không được giảm, nguy cơ nổ bình nóng lạnh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Việc nổ bình nóng lạnh là cực kỳ nguy hiểm và có thể gây thương tích nặng cho người sử dụng. Đặc biệt điều này càng dễ xảy ra đối với các loại bình cũ đã sử dụng lâu năm. 

Nguyên nhân do thiết bị chống giật hỏng

Trường hợp bình nóng lạnh không tự ngắt do thiết bị chống giật, bạn cần gọi thợ đến kiểm tra ngay. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ giật điện vô cùng nguy hiểm. Nước là một môi trường truyền điện rất mạnh. Nếu không may điện bị rò rỉ mà thiết bị chống giật bị hỏng, gặp môi trường nước sẽ gây giật điện cho người tiếp xúc với nguồn nước ra từ bình nóng lạnh.

Các biện pháp khắc phục khi bình nóng lạnh không tự ngắt

biện pháp khắc phục bình nóng lạnh không tự ngắt

Khi sử dụng bình nóng lạnh, nếu bạn thấy thời gian bật bình lâu hơn bình thường, trừ trường hợp khách quan do nguồn điện yếu, hãy tắt bình nóng lạnh ngay lập tức và tuyệt đối không vừa tắm vừa mở bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé. 

Bạn vẫn có thể dùng nước nóng sau khi tắt bình. Tuy nhiên đừng ngại gọi thợ sửa chữa để kiểm tra xem nguyên nhân bình nóng lạnh không tự ngắt do rơ le cảm biến nhiệt hay do bộ chống giật nhé. 

Tuyệt đối không nên chủ quan bởi trường hợp nếu bạn bật bình trong thời gian lâu nhưng không tắt có thể dẫn đến việc tăng áp suất trong bình, khiến bình bị nổ.

Ngoài ra khi lâu không thấy bình tự tắt hoặc thời gian nước nóng lâu hơn bình thường, điều này có thể lý giải bởi khi dùng lâu, sợi đốt trong bình nóng lạnh bị tích tụ các cặn đá vôi. 

bình nóng lạnh không tự ngắt

Cặn có thể hình thành trong thời gian sử dụng bình nước nóng.

Chúng làm giảm khả năng truyền điện từ sợi đốt ra nước. Gặp trường hợp này, bạn có thể thay sợi đốt hoặc tiến hành vệ sinh cặn bẩn bám bên trong.

Với thiết bị điện như bình nóng lạnh, lời khuyên tốt nhất chính là bảo dưỡng định kỳ bình 1 năm hoặc 6 tháng 1 lần để đảm bảo sự an toàn của bản thân và gia đình, sớm phát hiện những bất thường nếu có ở các linh kiện điện tử, đặc biệt là với thiết bị chống giật.

Trường hợp này, các bạn cứ sử dụng hết lượng nước nóng trong bình và gọi ngay thợ sửa chữa đến để kiểm tra và thay mới bộ rơ le cảm biến nhiệt.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bình nóng lạnh bị hỏng hoặc bình nóng lạnh không tự ngắt, người dùng nên tắt nguồn điện trước khi sử dụng. 

Khi tìm hiểu và chọn mua bình nóng lạnh cho gia đình, bạn nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao để đảm bảo sự hài lòng và an toàn trong quá trình sử dụng. 

Bình nóng lạnh Ottowa – máy nước nóng số 1 Việt Nam!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.